Campaign là gì? Marketing Campaign là yếu tố tiên quyết phân biệt một thương hiệu phát triển nhanh chóng với một công ty trì trệ về mặt kinh doanh. Các công ty như Gillette, Frito-Lay và Coca-Cola đã thành công trong thị trường đại chúng có tính cạnh tranh cao đối với hàng tiêu dùng. Bởi vì, không những họ sản xuất ra những sản phẩm cạnh tranh, họ còn khác biệt so với đối thủ của mình bởi những chiến dịch Marketing đánh trúng tâm lý khách hàng. Vậy Campaign là gì? Hãy cùng vulambach tìm hiểu về thuật ngữ thú vị này và cùng đón xem những Campaign siêu “chất” đến từ những thương hiệu lừng danh trên thế giới thông qua bài viết dưới đây.
Campaign là gì?
Campaign dịch sang Tiếng Việt là “chiến dịch”. Campaign marketing mang ý nghĩa là chiến dịch tiếp thị quảng cáo sản phẩm thông qua các phương tiện khác nhau, bao gồm các kênh truyền hình, đài phát thanh, in và nền tảng trực tuyến. Chiến dịch truyền thông chính là yếu tố quyết định sự thành bại của một thương hiệu.
Một campaign truyền thông thành công không phải chỉ dựa vào việc bạn phải chi ra bao nhiêu tiền vào quảng cáo mà còn là việc bạn vận dụng được các kênh truyền thông để có thể truyền tải được thông điệp như thế nào. Các doanh nghiệp hoạt động trong các thị trường cạnh tranh cao có thể bắt đầu các chiến dịch tiếp thị thường xuyên và sử dụng các nguồn lực quan trọng để tạo ra nhận diện về thương hiệu và gia tăng doanh số bán hàng.
Chiến dịch tiếp thị có thể được thiết kế với các mục tiêu hoàn toàn khác nhau, ví dụ như xây dựng hình ảnh thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới, tăng doanh thu của sản phẩm đã có trên thị trường hoặc thậm chí giảm tác động của tin tức tiêu cực. Việc xác định mục tiêu của chiến dịch thường quyết định cần tiếp thị bao nhiêu và phương tiện nào hiệu quả nhất cho chiến dịch đó.

Làm thế nào để thực hiện một chiến dịch Marketing thành công?
Khẩu hiệu nổi tiếng của Nike “Just Do It” thực sự là lời khuyên tồi khi tiến hành một chiến dịch tiếp thị cho doanh nghiệp của bạn. Bạn không thể đưa ra một ý tưởng và bắt tay thực hiện luôn ý tưởng đó mà không tính toán đến những tác hại mà có thể bạn sẽ hứng chịu. Vậy làm thế nào để thực hiện một chiến dịch truyền thông tiếp thị thành công. Hãy làm theo 9 bước dưới đây:
Thấu hiểu dịch tiếp thị của bạn phù hợp với kế hoạch tiếp thị như thế nào: Khi bạn biết chiến dịch tiếp thị của mình phù hợp với kế hoạch tổng thể như thế nào, bạn sẽ nhận ra đâu mới là thị trường mục tiêu của mình và cách để truyền tải thông điệp của bạn một cách tốt nhất.
Đặt mục tiêu và KPI cho chiến dịch tiếp thị của bạn: Bạn có thể nghĩ về các tham số như các chi tiết của mục tiêu tiếp thị. Thời gian chính là thông số phổ biến nhất cần phải được đưa vào khi chiến dịch tiếp thị, sau đó mới tới tài chính, mức độ tiếp cận, doanh thu… bạn sẽ cần liệt kê được tất cả. Một công thức mục tiêu chiến dịch tiếp thị chung bằng: những gì sẽ đạt được + chiến dịch tiếp thị sẽ chạy trong bao lâu?
Xác định cách bạn sẽ đo lường thành công: Bạn sẽ sử dụng số liệu nào? Làm thế nào để bạn cho biết được chiến dịch tiếp thị của bạn đã thành công hay chưa? Để theo dõi được các nỗ lực tiếp thị trực tuyến, bạn có thể sử dụng Google Analytics. Đừng quên thiết lập cơ sở để đo lường cho bất kỳ số liệu nào bạn đã chọn. Bạn sẽ cần nó để đo lường kết quả cho chiến dịch của mình.
Đặt ngân sách cho chiến dịch tiếp thị của bạn: Số tiền mà bạn phải chi cho chiến dịch của mình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược tiếp thị mà bạn đã chọn. Bạn luôn cần một bản chi phí để có thể tiếp thị, ngay cả khi chi phí chỉ là thời gian và thời gian của bạn có thể được chi tiêu tốt hơn nhiều. Hãy luôn nghĩ rằng: đây có phải là cách tốt nhất / hiệu quả nhất / thuyết phục nhất để tiếp cận khách hàng của tôi không? Bạn không nhất thiết phải chi tiêu nhiều, nhưng bạn sẽ phải lên kế hoạch chi tiêu một cách chặt chẽ.

Chọn kênh giao tiếp với khách hàng: Bạn sẽ sử dụng kênh truyền thông nào? Lưu ý rằng một số kênh truyền thông sẽ phù hợp hơn với thị trường mục tiêu của bạn so với các kênh truyền thông khác. Hãy nghĩ về những thói quen của thị trường mục tiêu khi bạn chọn kênh để tiếp cận họ. Họ dành thời gian ở đâu, thường hay sử dụng kênh gì để thu thập tin tức, giao lưu, kết bạn và mua sắm?
Xây dựng timeline với hành động theo thời gian: Viết ra chính xác bạn sẽ làm gì và làm khi nào. Nó không cần thiết phải phức tạp nhưng việc xây dựng được timeline sẽ làm tăng đáng kể các cơ hội mà bạn có và cung cấp cho bạn hồ sơ khi bạn đánh giá sự thành công của chiến dịch.
Thực hiện chiến dịch: Quay lại tiến trình kế hoạch hành động của bạn và kiểm tra các mục, ra deadline bạn phải hoàn thành chúng. Nó sẽ giữ cho bạn theo đúng mục tiêu đã đề ra và giúp chiến dịch trở nên hiệu quả hơn
Đo lường kết quả: Khi chiến dịch kết thúc, đã đến lúc xem nó thành công như thế nào. Quay trở lại mục tiêu tiếp thị của bạn, đo lường những gì bạn đã chọn để xác định thành công của chiến dịch.
Tinh chỉnh và lặp lại khi cần thiết: Khi bạn đã có thể đo lường được kết quả của chiến dịch tiếp thị, bạn sẽ có thể đưa ra được quyết định về chiến lược tiếp thị bạn có nên áp dụng tiếp cho tương lai không. Bạn có thể phải quay trở lại và thực hiện một số sửa đổi nghiêm túc hoặc thậm chí làm mới toàn bộ chiến dịch. Nhưng đó sẽ là cơ sở để bạn rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Kết Luận
Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ của vulambach về Campaign marketing là gì? Theo một cách nào đó, thực hiện được một chiến dịch Marketing sẽ đem lại cho bạn kết quả tuyệt vời hơn nếu khi không thực hiện, bởi vì điều đó có nghĩa là bạn đang hướng đến các nỗ lực tiếp thị kinh doanh của mình thay vì bỏ qua nó mù quáng. Nhưng chiến dịch tiếp thị tốt nhất chính là chiến dịch lấy khách hàng làm trọng tâm, khiến cho họ hiểu ý nghĩa thương hiệu của bạn một cách toàn diện.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của vulambach mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.
Tham khảo bài viết:
- PR truyền thống và Digital PR – Lựa chọn nào tốt nhất cho doanh nghiệp?
- Hướng dẫn kinh doanh giày dép năm 2022 “bất khả chiến bại” 1 vốn 4 lời