Để có thể thúc đẩy được sự tăng trưởng trong thời đại kỹ thuật số, các Marketer cần phải hiện đại hóa bộ kỹ năng và tư duy để có thể nắm bắt xu hướng Marketing hiện đại mới. Vậy theo bạn, Marketing hiện đại là gì? Khi bạn nghe đến khái niệm này, mọi người thường hay hiểu chúng sẽ là một chiến dịch digital thông minh, một ứng dụng đổi mới hoặc một vài tác phẩm sáng tạo truyền cảm hứng và được chia sẻ trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. Mặc dù tất cả những điều trên đều chứa ít nhiều những đặc điểm nổi bật của Marketing hiện đại, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, Marketing hiện đại bao hàm nhiều điều hơn thế.
Marketing hiện đại là khả năng khai thác được toàn bộ tiềm năng của doanh nghiệp để có thể mang đến một trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng. Trong một cuộc khảo sát gần đây của McKinsey, 83% các CEO toàn cầu nói rằng họ đang tìm ra cách để Marketing trở thành động lực chính cho tất cả (hoặc hầu hết) các chặng đường tăng trưởng của công ty.
Để đảm bảo được điều này có thể xảy ra, các công ty cần phải thay đổi được cách vận hành hoàn toàn mới. Bộ phận Marketing phải được làm mới để có thể đảm bảo được tốc độ, sự hợp tác và tập trung vào khách hàng. Quan trọng không phải là bạn làm gì mà là cách thức bạn thực hiện công việc đó. Dựa trên các trường hợp thành công từ các doanh nghiệp, chúng ta có thể ước tính được rằng việc thực hiện sự thay đổi trong Marketing này sẽ mang lại sự tăng trưởng từ 5-15% và cắt giảm 10-30% chi phí Marketing. Vậy Marketing hiện đại là gì? Cách vận hành, triển khai Marketing hiện đại nên bắt đầu từ đâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của vulambach nhé!
Marketing hiện đại là gì?
Hầu hết các nhà lãnh đạo cấp cao đều hiểu Marketing phải được hiện đại hóa, nhưng họ không chắc chắn điều đó có nghĩa cụ thể là gì. Thông thường, họ sẽ chỉ tập trung vào một số các sáng kiến hoặc kỹ năng và sau đó thì trở nên thất vọng khi những giá trị mà mình mong muốn không thể xảy ra.
Trong trường hợp này, điều quan trọng nhất chính là các doanh nghiệp cần có được cho cái nhìn rõ ràng về thành phần cấu tạo nên một mô hình cho Marketing hiện đại (phụ lục 1). Mặc dù có lẽ các bạn đã quen thuộc với từng thành phần riêng lẻ, nhưng chúng tôi muốn các nhà lãnh đạo thấy được rõ ràng cách mà các thành phần tổ chức thành một mô hình gắn kết, sẽ giúp họ nhạy bén hơn khi theo dõi tất cả các yếu tố, và cách chúng nên hoạt động cùng nhau.

Sự rõ ràng đó rất quan trọng khi các nhà lãnh đạo phát triển các kế hoạch và chương trình với mục đích hiện đại hóa từng khả năng và các yếu tố hỗ trợ (Phụ lục 2). Ví dụ, Marketing truyền thống sẽ tạo ra các nội dung, ví dụ như các chiến dịch định kỳ, áp dụng chung cho mọi kênh và chỉ có thể được sửa đổi trong một phạm vi giới hạn. Trong khi đó, Marketing hiện đại có các hệ thống cho phép doanh nghiệp liên tục tạo ra một khối lượng lớn thông điệp và nội dung, được theo dõi liên tục bởi các công cụ phân tích hiệu suất và sẽ được sửa đổi khi cần.
Marketing hiện đại đã cá nhân hóa hơn. Chúng được áp dụng giúp các nhãn hàng mang đến các dịch vụ và trải nghiệm đa dạng phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau. Ngày nay, mục tiêu của Marketing hiện đại là tận dụng dữ liệu từ tất cả các nguồn tương tác của khách hàng, từ đó truyền tải các chiến dịch Marketing 1:1 theo cách sáng tạo ngày càng nhiều càng tốt.

Khái niệm marketing hiện đại là gì?
Sau đây là định nghĩa marketing hiện đại:
“Marketing hiện đại là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý được toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thế, dẫn đến việc chuyển sản phẩm đó đến tay người tiêu thụ một cách tối ưu nhất (bán cái thị trường cần chứ không phải là bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích người mua, coi trọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên về cả số lượng và chất lượng cần thỏa mãn).”
Đặc điểm của marketing hiện đại
Nghiên cứu thị trường rồi mới tiến hành sản xuất .Theo đặc điểm Marketing hiện đại thị trường chính là nơi quyết định toàn bộ quá trình tái sản xuất hàng hóa .Trên thị trường người mua có nhu cầu và vai trò quyết định : nhu cầu là yếu tố quyết định của quá trình kết thúc sản xuất.
Marketing hiện đại có tính hệ thống, được thể hiện:
- Nghiên cứu tất cả các khâu trong quá trình tái sản xuất, Marketing hiện đại bắt đầu từ nhu cầu trên thị trường đến sản xuất phân phối hàng hóa và bán hàng để có thể tiêu thụ được những nhu cầu đó . Trong Marketing hiện đại tiêu thụ sản xuất , phân phối và trao đổi được nghiên cứu trong thể thống nhất.
- Nghiên cứu tất cả các lĩnh vực kinh tế chính trị , văn hóa, xã hội,thể thao..
- Nó không chỉ nghiên cứu hành động đang diễn ra , mà nghiên cứu được cả những suy nghĩ diễn ra trc khi hành động , và nó dự đoán độ tương lai.
Tối đa hóa trên cơ sở tiêu thụ những tối đa nhu cầu khách hàng .Như vậy các nhà DN thu được lợi nhuận. Ngoài ra Marketing hiện đại còn có sự kiên kết giữa các DN trong kinh doanh. ĐIều này không có trong Mar truyền thống.
Mindsets: Suy nghĩ như một nhà Marketer hiện đại
Có nhiều CMO nổi tiếng đã đạt được cho mình những tiến bộ trong việc phát triển bộ phận Marketing theo hướng hiện đại, nhưng cũng có không ít người không được đánh giá cao vì thiếu đi sự tiến bộ. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng vấn đề cốt lõi ở đây chính là họ đã không tuân theo những thay đổi cần thiết và thiếu sự rõ ràng về sự phụ thuộc. Khi thiếu đi sự hiểu biết đó, chúng tôi thấy rằng mọi người thường có xu hướng làm việc theo những thứ họ biết rõ nhất hoặc thích nhất, và tự động bỏ qua các yếu tố khác.
Điều này cũng tạo ra những điểm mù trong quá trình chuyển đổi từ Marketing truyền thống sang hiện đại, dẫn đến sự chậm trễ, thất vọng và cuối cùng chính là hiệu suất kém. Quá trình hiện đại hóa quy trình Marketing, đòi hỏi sự nâng cấp 4 trình hỗ trợ hoạt động chính, nhưng sự chuyển đổi cũng sẽ không thành công nếu thiếu đi 3 sự thay đổi mindset (tư duy) cốt lõi làm nền tảng cho sự thay đổi. Cùng theo dõi những yếu tố đó với vulambach ngay dưới đây.
Trước khi bắt tay vào quy trình hiện đại hóa Marketing, có 3 sự thay đổi về mindset cần thiết cho quá trình hiện đại hóa đó.
1. Tư duy thống nhất
Để có thể thúc đẩy được tăng trưởng, các nhà lãnh đạo Marketing phải hợp tác với các phòng ban khác nhau của công ty, từ phòng kinh doanh bán hàng, nghiên cứu và phát triển, cho đến tài chính, công nghệ và nhân sự. Trên thực tế, nghiên cứu của McKinsey đã chỉ ra rằng các CMO (hoặc những người có vai trò tương tự, chẳng hạn như Giám đốc tăng trưởng hay Giám đốc khách hàng), sẽ hoạt động với tư cách là “người thống nhất”, làm việc với các C-Suite (nhà quản lý cấp cao) như một đối tác bình đẳng, sẽ thúc đẩy tăng trưởng lớn hơn so với những lãnh đạo không thực hiện việc này.
Các CMO thống nhất thông qua ngôn ngữ và tư duy của các C-Suite khác, thể hiện được rằng Marketing có thể giúp đáp ứng được những mong muốn và yêu cầu của chính họ, và đảm bảo rằng họ hiểu rõ được vai trò của Marketing. Hơn nữa, hiệu quả của việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác này không chỉ dừng lại trong nội bộ C-Suite. Các CMOs nên đóng vai trò như một “tấm gương sáng” và đặt kỳ vọng cho từng thành viên trong team Marketing có thể hợp tác với các đồng nghiệp từ các phòng ban khác.
2. Tư duy lấy khách hàng làm trung tâm
Tất nhiên, việc đặt khách hàng của mình lên hàng đầu không phải là một ý tưởng mới nữa. Nhưng điều khác biệt ngày nay đó chính là các Marketer có những con số rõ ràng chứng minh được rằng sản phẩm của họ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo ra giá trị và mang lại lợi thế cạnh tranh. Các marketers hiện đại cũng phải nhận thức được những thách thức của sự đa dạng, sự phức tạp và quy mô rộng lớn mà họ phải đáp ứng để có thể thực hiện tốt chiến lược lấy khách hàng mục tiêu.

Bạn phải đảm bảo được một số yếu tố sau: phương pháp tư duy tiếp cận được thiết kế để giải quyết “nỗi đau” (painpoint) của khách hàng và nhu cầu chưa được đáp ứng của họ; một nền tảng dữ liệu tập trung đem lại cái nhìn chính xác, thống nhất về chính khách hàng, được chọn lọc từ mọi điểm chạm có thể; các insights được tạo ra liên tục từ các phân tích hành trình khách hàng (customer journey); đo lường mọi nội dung người dùng nhìn thấy và tương tác; và cả việc tuyển dụng và phát triển những cá nhân tiềm năng, những người biết cách biến những insight của khách hàng thành những trải nghiệm phù hợp đối với họ.
Bước đầu tiên cần nhận ra là nên đi sâu vào việc nghiên cứu các phân khúc khách hàng hơn bạn nghĩ. Các marketers đang phát triển các khả năng cho sự tương tác hiệu quả trên các phân khúc vĩ mô (microsegments).Bằng cách này, các bộ phận Marketing có thể hiểu rõ hơn về động lực và hành vi của khách hàng có giá trị. Họ cũng có thể tạo thêm những nỗ lực bằng cách đạt được thêm nhiều khách hàng và tạo ra lòng trung thành lớn hơn.
3. Tư duy hoàn vốn đầu tư (ROI)

Với sự phát triển của các kênh digital hiện nay cũng như những tiến bộ vượt bậc trong việc phân tích dữ liệu khoa học đã khiến việc các marketer chịu trách nhiệm cung cấp giá trị trên tất cả các kênh trở nên khả thi và cần thiết. Để vận hành với tư duy ROI, mọi người cần phải hoạt động như thể số tiền họ đang chi tiêu là từ tiền túi của họ.
Điều này có nghĩa là họ phải giám sát thật chặt chẽ các khoản đầu tư, đưa ra được các tiêu chuẩn để có thể xác định được những khoản không tạo ra giá trị và tạo ra văn hóa trách nhiệm trong đó các khoản đầu tư kém hiệu quả cần phải loại bỏ. Sự nghiêm ngặt về tài chính như vậy sẽ không chỉ giúp Marketing có thể hoàn thành được nhiệm vụ là một động lực thúc đẩy cho sự tăng trưởng; mà còn giúp họ có thể xây dựng được uy tín với CFO, mở ra thêm cơ hội đầu tư bổ sung và chứng minh giá trị của Marketing trong toàn bộ công ty.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của vulambach mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.
Tham khảo bài viết:
- Innovation là gì? Tổng hợp các chiến lược Marketing Innovation thành công nhất 2022
- Impression là gì? Sự khác nhau giữa Facebook Reach và Impression mà các nhà quảng cáo cần nắm vững