Yody và Grab xin lỗi về sự cố dùng bản đồ sai lệch chủ quyền của Việt Nam

Chỉ trong 2 ngày ngắn ngủi, một ứng dụng gọi xe và một thương hiệu thời trang đã gây nên làn sóng bức xúc từ phía dư luận khi sử dụng bản đồ sai lệch về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Nhìn nhận sự việc một cách sâu sắc, liệu đây có phải một lời cảnh tỉnh cho các thương hiệu về vấn đề an toàn thương hiệu?

Hiện trạng quảng cáo trực tuyến hiện nay: Môi trường quảng cáo độc hại, thiếu an toàn về thương hiệu

Quảng cáo trực tuyến hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn phải đối mặt với rủi ro liên quan đến các nội dung độc hại trên mạng.

Để quảng cáo tiếp cận được đúng với tượng mục tiêu của mình, các nhà quảng cáo thường phải kết với các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Youtube Ads, Facebook Ads… để điều chỉnh vị được trí hiển thị quảng cáo hợp lý. Các yếu tố quan trọng được sử dụng để xác định vị trí hiển thị quảng cáo bao gồm từ khoá, lịch sử tìm kiếm của người dùng, vị trí địa lý, đặc điểm nhân khẩu học… và nhiều yếu tố khác.

Tuy nhiên, việc xác định được quảng cáo của mình sẽ được xuất hiện chính xác trên trang nào là một quá trình phức tạp và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Hệ quả của việc này sẽ dẫn đến nhà quảng cáo có thể đánh giá sai hoặc không hiểu đúng về đối tượng khách hàng mà mình muốn nhắm đến, gây ra nhiều rủi ro không đáng có như xuất hiện trên các trang web không phù hợp hoặc độc hại. Từ đó, thương hiệu đang sử dụng quảng cáo có thể bị ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng và chịu ấn tượng xấu trong mắt người dùng. Theo một thống kê gần đây: 

  • Trung bình mỗi ngày có 1.883.000 thành viên ghé thăm trang YouTube, tần suất thành viên ghé thăm YouTube mỗi tháng là 10.1 lần. 
  • Thời gian truy cập YouTube của người Việt Nam đứng thứ 3 khu vực châu Á – Thái Bình Dương (hơn 8 triệu giờ/ngày), chỉ xếp sau Thái Lan và Nhật Bản. 
  • Quảng cáo trên YouTube có thể tiếp cận tới khách hàng ở từng khu vực hoặc trên toàn thế giới, hướng đến nhiều đối tượng khác nhau về độ tuổi, giới tính, sở thích…

Theo Bộ Thông tin và truyền thông, hiện nay trên YouTube có khoảng 55.000 video clip có nội dung xấu độc vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, quy trình thẩm định và gỡ bỏ clip vi phạm mất rất nhiều thời gian, Youtube đã phải mất 18 tháng để gỡ 8.000 clip nhưng để đăng lại 55.000 clip thì chỉ cần 1 ngày. Theo đó, khi rà soát lại nội dung, sai phạm trên YouTube chủ yếu đến từ 130.000 kênh tiếng Việt do YouTube đang trực tiếp quản lý

Có thể nói việc đặt quảng cáo trên các trang web xấu, độc hại có thể mang đến những hậu quả không mong muốn đối với thương hiệu. Hiện nay, các nền tảng truyền thông xã hội đã có những chính sách chống quảng cáo độc hại khác nhau để bảo vệ người dùng. Tuy nhiên, việc giảm thiểu quảng cáo độc hại vẫn là một vấn đề nan giải.

Có thể bạn quan tâm: Phấn tích chiến dịch toàn cầu“Made in Singapore” của STB

Sự cố dùng bản đồ sai lệch chủ quyền Việt Nam: Yody “đổ lỗi” cho team truyền thông, Grab có tuyên bố bất ngờ

Tháng 3/2023 vừa qua, nhiều quảng cáo của các nhãn hàng nổi tiếng tại Việt Nam đã xuất hiện trên nền tảng Youtube với nội dung không phù hợp, không liên quan tới thương hiệu. Ngay sau đó, các nhãn hàng đã phải yêu cầu các đối tác quảng cáo giải trình và tạm dừng toàn bộ quảng cáo để rà soát và đánh giá lại các kênh. Không dừng lại ở các nội dung quảng cáo, vấn đề về an toàn thương hiệu còn xuất hiện ngay cả trong các ấn phẩm truyền thông trên các nền tảng social.

Và gần đây nhất, vì sự thiếu cẩn trọng trong quá trình kiểm soát/kiểm duyệt các ấn phẩm truyền thông, hai thương hiệu Yody và Grab đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh và uy tín của thương hiệu.

Cụ thể, cách đây ít ngày, thương hiệu thời trang Yody trong chiến dịch kỷ niệm 9 năm thành lập đã khiến cư dân mạng dậy sóng khi sử dụng bản đồ thiếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước sự cố này, hãng đã ngay lập tức đưa ra những thông báo xin lỗi Sai sót này xảy ra do bộ phận truyền thông của chúng tôi đã sơ suất trong quá trình xử lý hình ảnh và kiểm duyệt nội dung của video”

Về phía ứng dụng đặt xe công nghệ Grab, hãng cũng phải lên tiếng xin lỗi chính người dùng khi sử dụng bản đồ chứa thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong ứng dụng của mình. Cụ thể, với khu vực quần đảo Trường Sa, ngoài một vài tên thực thể như Sơn Ca, Sinh Tồn… được thể hiện bằng tiếng Việt thì tên các thực thể khác thuộc về quần đảo đều được thể hiện bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. 

Bãi đá Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam cũng không được thể hiện bằng tiếng Việt mà chỉ được thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Bản đồ của Grab còn thể hiện bãi Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam là “Nansha District”, có nghĩa là “huyện Nam Sa”.

Như vậy, có thể thấy, khi vướng vào một sự kiện liên quan đến nội dung xấu, độc hại và vi phạm pháp luật Việt Nam, điều đầu tiên mà các thương hiệu nên làm đó chính là nhanh chóng lên tiếng và đưa ra lời xin lỗi công khai, chân thành nhất đến với khách hàng của mình, người dân của Việt Nam. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc, kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các nội dung trước khi đăng tải trên mạng xã hội để tránh gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thương hiệu.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên các doanh nghiệp đăng tải hình ảnh bản đồ Việt Nam không đúng chủ quyền. Dù đây là lỗi cố ý hay vô ý, cơ quan chức năng vẫn cần áp dụng biện pháp để có thể xử lý kịp thời nhằm mang tính chất răn đe, tránh để hành vi tương tự tái diễn.

Theo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ được Chính phủ ban hành ngày 11/2/2020 quy định hành vi lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia Việt Nam sẽ bị phạt 30 – 40 triệu đồng.

Mức phạt tương tự được áp dụng với các hành vi khác như: giả mạo, làm sai lệch dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; thể hiện không chính xác đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ.

Tạm kết

Brand Safety sẽ là lời cảnh tỉnh cho các thương hiệu, đặc biệt là các marketer – những người trực tiếp triển khai các chiến dịch truyền thông trên nền tảng internet. Không một ai muốn thương hiệu của mình bị tác động tiêu cực bởi chính những thông điệp sai lệch đến từ phía chính nhãn hàng của mình, dưới đây là 4 bài học về an toàn thương hiệu được rút ra từ những case study thực tế:

  • Đối với những thương hiệu sản xuất, đăng tải các nội dung, hình ảnh, video có chứa yếu tố nhạy cảm, kém an toàn trên đa nền tảng (đặc biệt trên các nền tảng social Tiktok, Facebook, Youtube), như: hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng thiếu Trường Sa Hoàng Sa, KOL livestream cho thương hiệu vô tình nhắc tới tên lãnh đạo cấp cao của Nhà nước… Thì doanh nghiệp CẦN có guideline, quy trình cho sản xuất an toàn và giải pháp kiểm duyệt, đăng tải thận trọng.
  • Đối với những thương hiệu chạy chiến dịch quảng cáo tiếp cận vào những nội dung độc hại như tin giả, kênh cờ bạc, lô đề…. CẦN có quy trình kiểm soát chạy quảng cáo và cân nhắc lựa chọn các đơn vị có năng lực chạy quảng cáo an toàn để chạy quảng cáo đảm bảo an toàn thương hiệu.
  • Đối với những thương hiệu chạy quảng cáo đại trà nhằm giảm giá thành quảng cáo hoặc ít chọn lọc, dẫn tới quảng cáo của thương hiệu dễ rơi vào các ngữ cảnh xấu độc, không phù hợp với nhãn, thậm chí vi phạm pháp luật, CẦN phân bổ ngân sách cho brand safety, lựa chọn chỗ quảng cáo an toàn thay vì tập trung vào phủ rộng giá rẻ mà thiếu kiểm soát việc chạy ở đâu cho an toàn.
  • Doanh nghiệp thiếu hệ thống giám sát, kiểm soát báo cáo sau, không có công tác hậu kiểm, CẦN phát hiện sớm, giám sát & đánh giá những cái đang chạy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *